Áp xe răng có làm bạn lo lắng?

Áp xe răng có làm bạn lo lắng?

Bỗng dưng bạn bị đánh thức bởi những cơn đau nhói liên tục ở răng vào lúc nữa đêm; Thì chắc hẳn đó không còn là cơn đau răng thông thường. Đây có thể là dấu hiệu của áp xe răng.

Vậy áp xe răng là bệnh lý gì?

Áp xe răng là một nhiễm trùng nặng nằm ở khu vực chóp răng hoặc quanh chân răng. Nhiễm trùng này xuất phát từ tình trạng viêm tủy không được điều trị.

Trước khi hình thành tình trạng áp xe, có thể răng đã mất đi khả năng chống nhiễm trùng. Từ đó vi khuẩn ngang nhiên xâm nhập buồng tủy và sinh sôi nảy nở. Khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhiễm trùng sẽ lây lan từ buồng tủy vào xương hàm.

Áp xe răng là một túi mủ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu chết, mảnh vụn mô và vi khuẩn.

Áp xe răng có làm bạn lo lắng?
Áp xe răng có làm bạn lo lắng?

Răng áp xe khác với nướu áp xe do nguồn nhiễm trùng ban đầu. Chính vì thế hướng điều trị cũng sẽ khác nhau.

@Các yếu tố nguy cơ nào cho răng áp xe?

Phần lớn chuyện vệ sinh răng miệng, và chăm sóc răng miệng kém sẽ làm tăng nguy cơ răng bị nhiễm trùng.

Mặt khác, tật nghiến răng hay chế độ ăn nhiều đường, hoặc răng bị chấn thương có thể gây nên áp xe răng.

@Triệu chứng và dấu hiệu răng áp xe bạn có thể tự phát hiện

Các triệu chứng ban đầu thường thấy: bạn sẽ bị sưng ngay khu vực bị áp xe răng, xuất hiện những cơn đau tăng dần dần chỉ trong vài ngày.

Một cục u/ bướu nổi lên có thể sờ bằng tay, và còn có thể chảy máu nướu ngay vùng chân răng.

Đặc biệt áp xe quanh chóp có thể rất nhạy cảm với nhiệt độ thực phẩm lạnh và nóng.

Nha khoa Khánh Phúc sẽ giải đáp câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc “vì sao lại bị áp xe răng?”

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này.

@Trong đó phải kể đến chính là bệnh lý sâu răng nặng ăn lan buồng tủy. Lúc này, sự viêm nhiễm sẽ khiến cho buồng tủy bị hủy hoại. Bạn có thể tham khảo thêm quá trình viêm tủy răng trong bài:

“Bệnh lý viêm tủy răng có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm.”

Khi tủy đã bị hoại tử, nhiễm trùng sẽ thoát ra lỗ chân răng, lây vào khu vực dây chằng nướu và xương hàm.

@Thêm một nguyên nhân khác chính là tác động sang chấn mạnh đột ngột vào răng như tai nạn, bị va đập, bị đánh vào miệng… Các tác động này có thể cắt ngang sự cấp máu cho răng. Nguồn dinh dưỡng mất sẽ khiến răng mau chống bị hoại tử buồng tủy.

Ngoài ra, thói quen nghiến răng diễn ra liên tục cũng gây sang chấn cho răng.

@Hoặc các điều trị nha khoa có biến chứng, như bọc răng hoặc trám quá gần buồng tủy hoặc tổn thương do mài cùi răng.

Vài trường hợp do răng chữa tủy chưa triệt để, phần nhiễm khuẩn còn sót lại cũng sẽ tiếp tục làm áp xe răng.

Như vậy, áp xe răng do sự tổn thương không phục hồi của buồng tủy, và bất kỳ răng nào cũng có thể bị áp xe.

Lưu ý: Những răng có vị trí khó vệ sinh làm sạch và nguy cơ sâu răng khó phát hiện, sẽ rất dễ dẫn đến áp xe răng. Chẳng hạn như răng khôn. Vì vậy trong một số tình huống răng khôn sẽ được nhổ bỏ để phòng ngừa bệnh lý này.

Điều trị áp xe răng có khó không?

Nguyên tắc điều trị: cần loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng, và tùy nguyên nhân cũng như mức độ sẽ có phương pháp phù hợp.

Vừa kết hợp thuốc kháng sinh vừa kết hợp phẫu thuật để loại bỏ và làm sạch vùng tổn thương.

@Ở người trưởng thành, sau khi loại bỏ khu vực nhiễm trùng, với những răng còn bảo tồn được, bác sĩ có thể  tiếp tục điều trị vùng tủy răng. Cách ly khu vực hư tổn và ngăn cản sự nhiễm trùng xâm lấn thêm.

Với tình huống răng không thể bảo tồn. Bác sĩ cần nhổ bỏ răng để đảm bảo an toàn cho các khu vực còn lại.

@Điều trị áp xe răng sữa thường sử dụng phương pháp thích hợp nhất là nhổ bỏ răng sữa bị hư hại và làm sạch khu vực tổn thương. Điều này tránh nhiễm trùng dai dẵng và ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Có thể kết hợp thuốc kháng sinh hoặc không.

@Đối với thai phụ, một khi đã có áp xe răng thì cần chữa trị nhanh nhất có thể. Vì sự nhiễm trùng bất kể vùng nào trong cơ thể người mẹ trong thời gian mang thai, cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Như vậy áp xe răng là căn bệnh trong răng miệng không thể xem thường. Bạn cần chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt để phòng ngừa các bệnh lý nguy hại.

Nên định kỳ khám răng 6 tháng/ lần tại các trung tâm nha khoa uy tín.

Cần hỗ trợ khám và tư vấn miễn phí tại quận 7, bạn có thể liên hệ:

NHA KHOA KHÁNH PHÚC QUẬN 7 – BS VÕ ĐÌNH TRỌNG

Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
☎️ Hotline: 0938 67 43 79

Trang thông tin trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/

Leave a Reply

Your email address will not be published.