Răng móm đó là một khuyết điểm về răng và nó làm cho hàm răng cùng khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ. Vậy bị móm có thể niềng răng được không, đây chắc chắn là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu làm đẹp răng miệng cho mình. Nha Khoa Khánh Phúc xin được phân tích chi tiết câu hỏi này của bạn qua bài viết ngay dưới đây nhé.
Tìm hiểu răng móm là răng gì?
Đầu tiên trước khi phân tích bị móm có thể niềng răng được không thì chúng ta hãy cùng điểm sơ qua thông tin về răng móm là gì nhé. Ở đây răng móm chính là một dạng sai lệch về khớp cắn bị ngược. Với trường hợp răng phát triển một cách bình thường thì khi chúng ta khép miệng lại cung hàm ở trên nó sẽ phủ lên cung hàm răng hàm dưới. Đối với răng bị móm thì hàm sẽ phát triển hoàn toàn ngược lại.
Biểu hiện dễ dàng nhận ra nhất của răng móm chính là vòm của hàm dưới phủ ngoài còn đối với hàm trên khi khép miệng lại, hàm trên vẫn nằm ở trong hàm trên. Răng bị móm nó không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, ăn nhai mà đồng thời còn gây ra một số bệnh lý răng miệng. Và về lâu dài thì nó có thể còn gây ảnh hưởng cho sức khỏe hệ tiêu hóa.
Răng móm có nhiều trường hợp khác nhau
Tham khảo thêm: Điều trị nội nha, chữa tủy răng
Răng móm cũng được chia thành 3 trường hợp khác nhau đó là:
- Móm do răng: Đó là vì xương hàm phát triển bình thường tuy nhiên răng hàm trên nó chẳng phát triển bình thường. Răng khi đó bị quặp vào trong hay hàm dưới mọc chìa ra bên ngoài.
- Móm do xương hàm: Đây là trường hợp răng mọc đúng thế và vị trí tuy nhiên xương hàm dưới lại phát triển quá mức hay hàm trên quá ngắn do vậy bị thụt vào bên trong.
- Móm do răng cùng xương hàm: Đây là trường hợp bệnh nhân gặp phải vấn đề về răng cùng với xương hàm.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng móm?
Răng móm nó có thể xảy ra do 2 nguyên nhân đó là nguyên nhân nguyên phát do di truyền và nguyên nhân thứ phát:
Nguyên nhân di truyền: Nghĩa là trong gia đình nếu có người thân bị móm vậy thì khả năng con cái cũng bị móm khá cao.
Có nhiều nguyên nhân gây răng móm
Nguyên nhân thứ phát: Bao gồm:
- Do răng: Nếu như hàm trên bị thiếu răng cửa nó sẽ giảm chiều dài cung răng và gây răng móm.
- Do tâm lý: Có nhiều người sở hữu thói quen đưa hàm dưới ra trước và hàm trên vào trong khiến cho tình trạng móm xảy ra.
- Do nội tiết: Nếu rối loạn chức năng tuyến yên nó sẽ ảnh hưởng sự phát triển xương hàm và gây ra.
- Do khớp: Chính sự lỏng lẻo khớp thái dương hàm làm cho hàm dưới bị trượt ra trước.
- Do cơ: Chính hoạt động của lưỡi quá mức sẽ đẩy hàm dưới ra trước và gây mất thăng bằng của cơ môi má và lưỡi.
Tùy trường hợp răng móm mà cách khắc phục khác nhau
Vậy bị móm có thể niềng răng được không?
Đi vào câu hỏi chính đó là móm có thể niềng răng được hay không. Thực tế còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp bao gồm:
Nếu móm do xương hàm: Phương pháp hiệu quả nhất đó là phẫu thuật hàm. Khi ấy bác sĩ can thiệp vào xương hàm và cắt bớt đi xương hàm dưới rồi đẩy về vị trí để đạt tỷ lệ chuẩn giữa 2 khớp cắn để khuôn mặt cân đối và hài hòa.
Nếu móm do răng: Dễ nắn chỉnh hơn và phương pháp mang lại hiệu quả nhất đó là niềng răng.
Điều trị răng móm nhẹ bằng phương pháp niềng răng thì bác sĩ gắn khí cụ cùng với mắc cài lên răng. Phương pháp này hoạt động thông qua lực kéo dây cung cùng với các khí cụ nha khoa để tác động lên răng và từ đó dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn ở cung hàm. Từ đó giúp răng đều đẹp cũng như giúp chuẩn khớp cắn.
Nếu móm do răng và xương hàm: Khi đó bác sĩ cần kết hợp cả hai phương pháp đó là phẫu thuật hàm cùng với niềng răng. Bác sĩ cần phẫu thuật để chỉnh hàm móm trước và sau khi hồi phục thì mới tiến hành niềng răng.
Và niềng răng móm ở đây chỉ là kỹ thuật tạo lực kéo để răng di chuyển. Vì lực kéo khá nhỏ do vậy không làm bạn bị đau mà thay vào đó sẽ thấy răng nhạy cảm hơn đôi chút mà thôi. Trừ trường hợp bạn bị va chạm hay bung bật mắc cài dây cung thì mới đau. Niềng răng thông thường cần mất khoảng 15 đến 24 tháng tùy vào mức độ móm của bạn. Trường hợp móm nhẹ thì thời gian điều trị đều được rút ngắn.
Tham khảo thêm: Liệu có nên nhổ răng rồi mới niềng?
Như vậy là phần chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ bị móm có thể niềng răng được không. Mọi câu hỏi và những thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc răng miệng vui lòng liên hệ ngay đến Nha Khoa Khánh Phúc nhé.