Khi nhắc đến vấn đề răng miệng, đối với người bình thường nhiều khi đã là một vấn đề “to lớn”. Đối với phụ nữ mang thai do các xáo trộn trong cơ thể sẽ khiến cho việc chăm sóc răng miệng cho đối tượng này cần quan tâm kĩ hơn nữa. Vậy chăm sóc giữ gìn răng miệng cho phụ nữ mang thai sẽ như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tham khảo các thông tin cụ thể trong chế độ chăm sóc giữ gìn răng miệng cho phụ nữ mang thai được chia sẽ ngay sau đây:
-
Cần chế độ dinh dưỡng cân bằng:
Răng của bé bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trong thai kì. Bất kỳ thức ăn gì mẹ ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng đến các răng đang trong giai đoạn phát triển này của trẻ.
Điều quan trọng là mẹ bầu cần nạp vào cơ thể một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng; Nhất là sinh tố A, C và D, chất đạm, chất khoáng (canxi và phospho) để răng của trẻ có cấu tạo bình thường. Một chế độ ăn cân bằng thường cung cấp một lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ để nuôi mẹ và con.
Canxi là chất chủ yếu cần thiết cho sự phát triển răng, chứa nhiều trong các loại cá (cả xương), sữa và các sản phẩm từ sữa, rau cải.
Bác sĩ răng hàm mặt hoặc bác sĩ y khoa sẽ hướng dẫn và tư vấn thêm các chất hỗ trợ cho bà mẹ nếu chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

-
Lưu ý chế độ ăn ngọt trong việc chăm sóc giữ gìn răng miệng cho phụ nữ mang thai:
Các mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt, hay ăn nhiều lần trong ngày và vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây sâu răng. Và còn cả nguy cơ tăng cân không kiểm soát nữa đấy.
Quan niệm cho rằng mỗi lần mang thai là răng của mẹ bầu sẽ bị sâu hay rụng là một quan niệm không đúng.
Cũng như rất nhiều người đến nay vẫn tin rằng thai nhi sẽ lấy canxi từ răng của mẹ để hình thành nên xương và răng của bào thai là không chính xác nhé.
Vì thực tế, chế độ ăn uống đầy đủ của mẹ sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi cho bé. Nếu không được cung cấp đầy đủ, trẻ sẽ lấy các chất cần thiết từ xương để cấu tạo thành răng, chứ không phải lấy từ răng của mẹ.
Và lưu ý thêm một điều: Sau khi trẻ được sinh ra, thói quen ăn ngọt của bà mẹ cũng sẽ tạo cho trẻ thói quen thích vị ngọt (do việc nêm nếm thức ăn).
- Viêm nướu do thai nghén:
Lượng kích thích tố tăng trong thời gian mang thai sẽ làm tăng quá mức phản ứng của thai phụ đối với các độc tố được tạo ra bởi các vi khuẩn trong mảng bám răng (màng vi khuẩn không thấy được, bám chặt lên bề mặt răng) làm nướu sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu, gọi là tình trạng viêm nướu do thai nghén.
Cần loại bỏ mảng bám khỏi bề mặt răng bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa thật cẩn thận. Có thể lấy vôi răng vào thời kì thai nhi ổn định (tùy sức khỏe của mẹ, thường vào thời kì tháng thứ 4-6).
Nhớ một trong những cách chăm sóc giữ gìn răng miệng cho phụ nữ mang thai chính là khám răng định kỳ đều đặn để giúp nướu của các bà mẹ được khỏe mạnh nhé.
-
Quan tâm đến hậu quả của thuốc và các bệnh mắc phải:
Một số thuốc và các bệnh có nguy cơ nhiễm trong lúc mang thai (sởi, giang mai…) có ảnh hưởng lên cấu tạo răng của trẻ, làm thay đổi hình dạng và màu sắc của răng. Thuốc #Tetra có thể làm sậm màu răng của trẻ. Vì thế tránh tự ý dùng thuốc, và chỉ sử dụng khi thật cần thiết dưới kiểm soát của bác sĩ.
Qua những thông tin chia sẽ trên, chắc hẳn các bạn đã thấy tầm quan trọng trong việc chăm sóc giữ gìn răng miệng cho phụ nữ mang thai cũng như giải tỏa những quan niệm không đúng gây hoan mang cho thai phụ. Mẹ khỏe con khỏe là điều mong muốn thiết thực của cả gia đình. Hãy quan tâm và chăm sóc bản thân thật tốt, bạn mới có cơ hội chăm lo cho con khỏe mạnh.
Cần thêm thông tin cụ thể về vấn đề của bạn, Vui lòng liên hệ:
☎️ Hotline: 0938 67 43 79
Hay tư vấn trực tiếp với Bác sĩ VÕ ĐÌNH TRỌNG
Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
⏰ Giờ làm việc: 8h -19h các ngày trong tuần (trừ chiều Chủ Nhật)
Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/
Nha khoa Khánh Phúc Quận 7.