Ghép xương hàm có đau không?

Ghép xương hàm có đau không?

Ghép xương hàm là thủ thuật rất cần thiết trong cấy ghép Implant khi bệnh nhân bị tiêu xương sau khi mất răng. Vậy ghép xương hàm có đau không? Và có nhiều sự lựa chọn không?

Theo một số bài chia sẽ trước đây, nha khoa Khánh Phúc đã nêu rõ những lí do vì sao cần ghép xương hàm, và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, phần lớn các câu hỏi tư vấn trực tuyến đều xoay quanh mỗi việc ghép xương hàm có đau không mà thôi.

Chính vì thế, trong bài chia sẽ này, nha khoa sẽ giải đáp thắc mắc trên; Và cũng giới thiệu tới các bạn những loại xương hàm dùng cho cấy ghép nhé.

Tham khảo thêm (link bài viết đính kèm)

“Tiêu xương hàm có đáng lo ngại?”

Câu trả lời cho thắc mắc: Ghép xương hàm có đau không?, sẽ được phản hồi ngay sau đây:

Trong quá trình cấy ghép xương hàm bạn sẽ hoàn toàn không nhận thấy cảm giác đau đớn hay khó chịu. Vì trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ cho bạn.

Bạn sẽ thấy vô cùng thoải mái ngay cả sau phẫu thuật. Khi thuốc tê tan hết và lúc này bạn cũng chỉ thấy một chút nhức nhẹ ở vùng răng được ghép xương. Bởi do vùng nướu của bạn được tách ra nên có nhạy cảm đôi chút. Nhưng rồi bạn sẽ quên ngay cảm giác này sau 48 tiếng đồng hồ; Nếu như bạn uống thuốc theo toa bác sĩ kê và áp dụng một số mẹo nhỏ nhằm giảm đau, giảm sưng như chườm lạnh…

Ngoài ra, ghép xương hàm có đau không còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tay nghề bác sĩ, hay trang thiết bị sử dụng trong quá trình cấy ghép.

Nếu bác sĩ “mát tay”, kỹ thuật thực hiện đúng, cộng với quy trình vô trùng tốt, thì nỗi lo ghép xương hàm có đau không sẽ là “chuyện nhỏ”.

Như vậy, cấy ghép Implant và ghép xương hàm đều là kỹ thuật khó cần thực hiện bởi bác sĩ được đào tạo đúng chuẩn. Thời gian để xương hàm tích hợp với cơ thể sẽ từ 3 – 6 tháng, từ đó tạo nền vững chắc cho trụ Implant được cấy vào.

Ghép xương hàm có đau không?
Ghép xương hàm có đau không?

Một số hình thức ghép xương hàm hiện nay mà các bác sĩ nha khoa hay áp dụng.

Cấy ghép xương hàm có thể dùng nhiều loại khác nhau tùy theo nhu cầu của từng vùng điều trị.

@Ghép xương lấy từ cơ thể của chính bạn (xương tự thân)

Bác sĩ có thể lấy 1 phần xương từ cơ thể của bạn để ghép vào vùng xương hàm đang bị tiêu biến. Chẳng hạn như lấy xương vùng cằm, xương góc hàm hay xương mào chậu…

Đây là vật liệu được đánh giá an toàn nhất cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, bác sĩ không thể lấy quá nhiều xương ở 1 vùng để đắp vào 1 vùng khác. Cũng như không thể phẫu thuật nhiều nơi trên cơ thể bạn đồng thời.  Vì thế đây là nhóm vật liệu hiếm khi được áp dụng.

@Ghép xương đồng chủng.

Đây là loại vật liệu đã được chuẩn bị sẵn được đóng gói và lưu trữ cẩn thận. Xương đồng chủng chính là lấy từ những mô của cơ thể người khác như mô xương, mô sụn…

Loại vật liệu này có thể chuẩn bị đủ cho bất kể ca cấy ghép nào (vì có sẵn). Tuy nhiên lại không đảm bảo an toàn tuyệt đối (do lấy từ cơ thể khác), có thể cơ thể được cấy ghép sẽ có phản ứng đào thải.

@Xương dị chủng.

Nghe tên gọi là các bạn cũng có thể hình dung vật liệu này được lấy từ đâu rồi phải không. Chúng thường được lấy từ xương động vật. Và phải được xử lý mầm bệnh cũng như khử khoáng, giảm thiểu tối đa nguy cơ cho người được cấy ghép.

Tuy nhiên, do cơ thể chúng ta có khả năng tự bảo vệ cao nên thường diễn ra các phản ứng đào thải những vật thể lạ. Chính vì thế loại xương này cũng có thể bị thải trừ do chế độ miễn dịch của cơ thể.

@Xương ghép được tổng hợp nhân tạo

Đây là xương sinh học. Được chế tạo từ các Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium phosphate.

Xương này hoàn toàn lành tính, an toàn với cơ thể con người, dễ thực hiện cấy ghép. Và đặc biệt là không giới hạn số lượng chuẩn bị.

Một ưu điểm lớn cho loại vật liệu này chính là khả năng tự tiêu, tạo khoảng trống cần thiết cho mô xương tự thân phát triển.

Như vậy, qua một số thông tin tham khảo như trên,bạn đã có câu trả lời cho mọi thắc mắc của mình về vấn đề ghép xương hàm có đau không và có bao nhiêu loại xương ghép.

Trong điều trị thực tế, bác sĩ sẽ là người đánh giá bạn cần loại xương ghép nào phù hợp nhất; Cũng như khả năng chuẩn bị loại vật liệu ấy.

Vì vậy, khi cần cấy ghép xương hay cấy ghép Implant, bạn nên đến 1 trung tâm nha khoa uy tín. Để được các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thăm khám, cũng như chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.

Mọi thông tin cần hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:

NHA KHOA KHÁNH PHÚC QUẬN 7

Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM

(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).

☎️ Hotline: 0938 67 43 79 – Bs VÕ ĐÌNH TRỌNG

⏰ Giờ làm việc: 8h -19h các ngày trong tuần (trừ chiều Chủ Nhật)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.