Tại sao có nhiều bệnh nhân lại được chỉ định ghép xương nâng xoang khi cấy ghép Implant? Bạn liệu có thắc mắc về vấn đề đó. Nha khoa Khánh Phúc xin chia sẽ thông tin chi tiết để giúp các bạn hiểu rõ hơn; Và hợp tác tốt nhất với bác sĩ khi rơi vào tình huống này nhé.
Ghép xương hàm trong thực tế là rất cần thiết. Vì sau khi mất răng, các hiện tượng tiêu biến xương ngay tại vị trí ổ răng là chuyện bình thường. Và chính vì vậy, thời gian càng lâu thì sự hư hao này càng nhiều. Và đến lúc bạn cần phục hồi chiếc răng mới, thì hiển nhiên sẽ cần ghép xương hàm.
Ngoài ra, không chỉ xương hàm mới cần được quan tâm. Mà có nhiều trường hợp cấy ghép Implant đòi hỏi thêm sự hỗ trợ của nhiều phương pháp ghép mô, hay nâng xoang, thì mới đạt thành công như mong muốn.
Ghép xương đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân?
Nhiệm vụ chính của xương ổ răng chính là nâng đỡ răng. Và xương phát triển dựa trên sự liên kết và kích thích từ lực nhai truyền động từ răng.
Khi mất răng, xương ổ răng thường tiêu biến dần về cả chiều cao lẫn bề ngang.
Những vị trí mất răng không hồi phục ngay, sau một thời gian xương sẽ dần biến mất và gây ra sự lỏng lẻo, xô lệch của các răng lân cận.
Vì vậy, nếu tiến hành cấy ghép Implant vào vùng xương đã bị tiêu biến, thì sẽ không thể có bệ đỡ tốt để Implant bám víu và kết hợp với xương.
Tương tự, nếu các răng mất vì các lí do bệnh nha chu hay nhiễm trùng…thì xương tại vùng ổ răng cũng không đủ chất lượng.
Như vậy, điều tiên quyết để ca cấy ghép thành công chính là cần thực hiện thủ thuật ghép xương hàm.

Khi nào cần ghép xương hàm?
Nếu xương hàm của bệnh nhân không đủ độ dầy, chiều cao hoặc quá mềm thì sẽ cần ghép xương trước khi tiến hành làm Implant.
Khi ghép xương, xương ghép và xương thật của bạn sẽ tạo thành 1 khối thống nhất. Tạo vùng xương phát triển ổn định, làm bệ đỡ cho trụ Implant khi đặt vào. Vùng xương này bao quanh Implant, và kết hợp với Implant thành 1 khối thống nhất. Biến Implant trở thành 1 bộ phận của cơ thể, như chân răng thật.
Vật liệu dùng để cấy ghép xương như thế nào?
- Bác sĩ có thể sử dụng xương ghép nhân tạo trộn với xương dị chủng.
- Hoặc có thể sử dụng xương đồng chủng, hay xương của chính bệnh nhân.
Thời gian và các yêu cầu chất lượng
Thông thường quá trình giúp xương ghép phát triển và ổn định trong cơ thể bạn có thể từ 6-9 tháng. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại và quyết định cấy ghép Implant hay không.
Cũng có vài tình huống, ghép xương có thể diễn ra đồng thời cùng với cấy ghép Implant. Và trường hợp này đòi hỏi chất lượng xương thật của bệnh nhân khá tốt, và vùng mất răng không bị thương tổn nhiều.
Các phương pháp hỗ trợ cho kết quả thành công của 1 ca cấy ghép
@Ghép mô mềm: nếu vùng nướu nơi cấy ghép có hiện tượng quá mỏng hay bị thiếu; Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành ghép thêm nướu cho bạn. Thủ thuật này cần sự khéo léo của người thực hiện.
Vùng nướu được lấy thường là một phần niêm mạc ở vòm họng.
@Nâng xoang: phương pháp này được áp dụng khi cấy ghép Implant ở hàm trên, ngay dưới đáy của vùng xoang hàm.
Sự mất răng gây tiêu biến xương, dẫn đến hiện tương vách xoang mỏng dần. Và khi cấy ghép thì bề dày xương không đủ để giữ Implant vững ổn. Vì thế, bác sĩ sẽ phải ghép xương vào vùng đáy xoang hàm bằng kỹ thuật nâng xoang.
Cấy ghép Implant không quá phức tạp và cũng không quá đơn giản. Điều quan trọng chính là chất lượng xương của bệnh nhân như thế nào, và tay nghề của bác sĩ ra sao. Khi lập kế hoạch điều trị, bác sĩ phải xác định đúng hiện trạng và tiên lượng được kết quả sau cùng.

Nếu bạn cần thực hiện cấy ghép Implant, hay đang băn khoăng vì sao lại được chỉ định ghép xương nâng xoang. Bạn có thể gửi câu hỏi đến Bs Trọng – Nha khoa Khánh Phúc để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
☎️ Hotline: 0938 67 43 79
Phòng khám: Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7, quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
⏰ Giờ làm việc: 8h -19h, Từ thứ 2- thứ 7
Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/