RĂNG BẠN CÓ BỊ Ê BUỐT KHÔNG?

Răng bạn có bị ê buốt không?

Nếu răng bạn bị nhói khi thưởng thức đồ ăn thức uống nóng/ lạnh hoặc chua, có thể răng bạn đã bị ê buốt.

?Đặc biệt, khi răng bị ê buốt thì dù có hơi gió thổi qua, chải răng hay chạm nhẹ vào răng cũng có thể gây khó chịu.

VẬY TẠI SAO RĂNG BỊ Ê BUỐT❓❓❓

✔️ Răng chúng ta thường được bao bọc bên ngoài bởi một lớp men rất cứng và được nướu che phủ.

✔️ Men và nướu bảo vệ lớp ngà bên trong.

✔️ Nếu ngà răng bị lộ, răng trở nên nhạy cảm hơn. Và #lộ_ngà có thể do 2 nguyên nhân:

1️⃣️ Ăn mòn co acid:

Thức ăn hay nước uống chua.

Thói quen chải răng theo chiều ngang có thể làm #mòn_men và lộ ngà răng nhạy cảm.

2️⃣️ Tụt nướu:

Các bệnh lý liên quan nướu răng có thể gây #tụt_nướu, làm lộ ngà răng ở bề mặt chân răng.

Răng bạn có bị ê buốt không?
Răng bạn có bị ê buốt không?

?Các ống ngà hở làm dẫn truyền trực tiếp các kích thích nóng-lạnh-chua đến tủy răng và gây cảm giác #ê_buốt khó chịu.

VẤN ĐỀ NÀY CÓ PHỔ BIẾN KHÔNG❓❓❓

Hầu như mọi người đều có thể bị hiện tượng răng ê buốt.

VÀ CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ❓❓❓

?Đầu tiên, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để thăm khám. Vì ê buốt còn là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng khác.

?Tùy vào các nguyên nhân gây ê buốt, bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị cho bạn.

?Nếu bị tụt nướu mòn cổ chân răng, chúng ta có thể trám che lại chổ gây kích ứng đó, hoặc phẫu thuật ghép nướu.

?Bọc răng sứ cũng là một giải pháp.

?Hoặc trong một số tình huống, bạn có thể sử dụng một số loại sản phẩm hỗ trợ chống ê buốt răng như Gel chuyên dụng hay kem đánh răng ngăn ngừa ê buốt của một số hãng (P/S, Colgate, Kin, Sensodyne…)

?Điều quan trọng mà các bạn cần lưu ý: thăm khám định kì răng miệng 6 tháng/ lần để phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nhé.

Bs Võ Đình Trọng – Nha Khoa Khánh Phúc Quận 7

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.