Răng khôn đâm vào má lý do vì sao và xử lý như thế nào?

răng khôn đâm vào má

Tình trạng răng khôn đâm vào má không phải là hiếm gặp. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng và làm nhiều người cảm thấy cực kỳ khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu mà răng khôn lại đâm vào má và làm thế nào mới xử lý được tình trạng này bây giờ? Dõi theo bài viết ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích để nắm bắt thật rõ hơn nhé.

Nguyên nhân vì sao răng khôn đâm vào má?

Đây chính là mối qua tâm của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Thực tế thì răng khôn nó là chiếc răng cuối cùng được mọc ở khuôn hàm mỗi người. Độ tuổi thường mọc răng khôn thường là từ 18 đến 28 tuổi, khi mà xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh.

Do đó khi răng khôn mọc nó không còn đủ khoảng trống giúp cho răng mọc đúng vị trí. Nên thường sẽ bị mọc lệch, mọc đâm ngang hoặc là đâm xiên ra má. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái và mệt mỏi cho mỗi người.

răng khôn đâm vào má

Răng khôn đâm vào khu vực má gây nhiều khó chịu

Biểu hiện và tác hại răng khôn đâm vào má ra sao?

Tiếp tục đi vào tìm hiểu về biểu hiện cũng như tác hại mà răng khôn mọc đâm vào má để bạn đọc nắm rõ hơn.

Biểu hiện răng khôn đâm vào má ra sao?

Biểu hiện của nó rất dễ nhận ra, gây cảm giác khó chịu bởi răng chạm vào má, cắn trúng má khi ăn nhai. Một số cách mọc bất thường của nó như là:

  • Mọc nghiêng về phía răng số 7 và thân của nó húc vào răng số 7. Điều này gây tổn thương răng ăn nhai quan trọng này.
  • Mọc đối diện răng số 7, phần chân răng húc vào vị trí chân răng số 7 làm cho chân răng số 7 bị yếu đi và có thể gây ra mất răng hoàn toàn nếu không khắc phục kịp thời.
  • Răng mọc lệch vào bên trong và gây tổn thường rìa lưỡi khi ăn hay khi nhai. Ngoài ra có thể còn gây chạm khi ăn, khi giao tiếp.
  • Răng bị mọc lệch ra phía ngoài và làm cho mô mềm bên trong má cọ xát, viêm loét nếu như không kịp thời xử lý.
  • Răng mọc ngầm ở trong lợi, không thể nhú ra ngoài được từ đó gây đau nhức nghiêm trọng khi răng mọc.

răng khôn đâm vào má

Cần sớm điều trị nếu bị răng khôn đâm vùng má

Tác hại răng khôn đâm vào má ra sao?

Gây ra nhiều những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe con người, làm tổn thương vùng miệng. Thậm chí rằng có thể gây u nang chân răng, viêm nướu, viêm chân răng. Nếu như không khắc phục thì lâu ngày sẽ bị mất răng hoàn toàn làm ảnh hưởng thẩm mỹ, chức năng ăn nhai sau này.

Ngoài ra khi răng khôn đâm vào khu vực má nên mỗi khi ăn nhai đều rất khó chịu. Chiếc răng sẽ cọ sát vào má và gây ra trầy xước, gây chảy máu ở vùng mô mềm. Nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe cơ thể.

Người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không thể vui tươi như bình thường. Khi mà răng đâm vào má lâu ngày nếu kéo dài còn gây một số ảnh hưởng phức tạp. Ví dụ như ở phần góc miệng sẽ bị trầy xước và má sưng to ở vị trí tiếp xúc giữa răng và má. Chính điều này làm cho việc ăn nhai thức ăn hàng ngày, há miệng của con người khó khăn. Tính thẩm mỹ của khuôn mặt cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

răng khôn đâm vào má

Nha khoa Khánh Phúc điều trị răng khôn đâm vào vùng má hiệu quả

Tham khảo thêm: Điều trị răng sậm màu hiệu quả nhanh chóng

Vậy xử lý răng khôn đâm vào má như thế nào?

Chuyên gia nha khoa tại Nha Khoa Khánh Phúc chia sẻ nếu như răng khôn đâm vào vùng má cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Và cách giải quyết triệt để chính là nhổ bỏ chúng đi nhằm tránh xảy ra các biến chứng không như mong muốn.

Nhưng lưu ý bệnh nhân cần tìm đến các địa chỉ nha khoa với đội ngũ y bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Có sự hỗ trợ của trang thiết bị tiên tiến và hiện đại giúp nhổ răng nhẹ nhàng, chính xác. Không gây ra những ảnh hưởng đến cảm giác cùng với xương hàm của người bệnh.

Thông thường một quy trình nhổ răng khôn sẽ được tiến hành với các bước sau đây:

  • Bước 1: Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X-quang cũng như xác định vị trí răng mọc xiên, mọc lệch… Với tình trạng lợi trùm bác sĩ cần chia nhỏ răng mới lấy được hết chân răng thành công.
  • Bước 2: Bác sĩ gây tê vùng răng khôn cần nhổ giúp khách hàng thoải mái, không bị đau khi nhổ răng.
  • Bước 3: Bác sĩ rạch nướu răng rồi chia nhỏ răng thành 3 phần, gắp chân răng khỏi xương ổ răng.
  • Bước 4: Bác sĩ lấy sạch chân răng khôn ra bên ngoài thì sẽ sát trùng ổ nhổ răng, khâu lại.
  • Bước 5: Khoảng 6 1 tuần nhổ răng thì bệnh nhân quay lại cắt chỉ cho vết nhổ răng này.

Tham khảo thêm: Mẹo trị sâu răng hôi miệng đơn giản, hiệu quả cao

Như vậy là bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ được răng khôn đâm vào má là do đâu và cách xử lý như thế nào. Mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng vui lòng liên hệ đến Nha Khoa Khánh Phúc. Sau khi thăm khám sẽ được tư vấn cách thức chăm sóc, điều trị răng miệng tương ứng.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.