Răng khôn được biết đến là chiếc răng mọc trễ nhất trên cung hàm, thường sẽ xuất hiện khi bạn bước vào độ tuổi 18-25. Và những ấn tượng để lại trong tâm trí của chúng ta, thường là cảm giác đau đớn khi chiếc răng này mọc lên. Có thể thấy, do sinh sau đẻ muộn, nên thường sẽ dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc kẹt…
Vậy răng khôn có cần thiết phải nhổ bỏ hay không?
Theo tổ chức Chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ, thì có đến 85% răng khôn sẽ bị nhổ bỏ vì gây ra tác hại lên vùng răng lân cận.
Và hiện nay có nhiều lời đồn thổi về việc nhổ răng khôn sẽ dẫn đến bị chuyện này chuyện kia nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia răng miệng xin khẳng định, không thể có chuyện nhổ răng khôn mà lại gây nguy hiểm chết người nhé.
Các tình huống mọc răng thường gặp phải ở răng khôn:
@ Răng khôn mọc lệch: khi mọc ở góc độ sai, sẽ tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh. Điều này gây nhồi nhét thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ. Vị trí phía sau của răng khôn trong miệng khó có thể làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa; Dẫn đến tình trạng sâu răng và cả bệnh nha chu răng nữa.
@ Răng khôn mọc kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng. Quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu. Kết hợp với việc thức ăn đọng bên dưới khe nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được. Điều này dẫn đến phản ứng viêm, đau và nhiễm trùng.
Bạn rất dễ nhận thấy vùng nướu phủ lên vị trí răng khôn sưng đỏ, có thể gây đau nhức dữ dội, sưng cả một bên má. Hoặc khi ăn nhai, răng đối diện hoặc thức ăn trong lúc nghiền sẽ tác động mạnh vào nướu trùm và có thể làm bọc phát cơn đau.
@Do răng khôn mọc khi xương hàm đã ngưng phát triển, và xương cứng dần. Vì thế việc mọc răng khôn sẽ tạo áp lực lên vùng xương ổ răng tại đó, và có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh.
Nếu không trồi lên được khỏi xương hàm, răng khôn cũng có thể có thể thoái hóa thành u nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
Vậy thời điểm nào việc nhổ răng khôn sẽ là cứu cánh cho bạn?
- Khi răng khôn mọc lên làm bạn đau và nhiễm trùng lập đi lập lại.
- Khi có biến chứng từ việc răng khôn mọc lệch, đâm xiên vào răng số 7, nguy cơ gây hư hại răng số 7.
- Bản thân răng khôn bị sâu, viêm nha chu, hay biến thành u nang ngầm gây viêm xương hàm.
- Nếu răng khôn mọc thẳng, đủ chổ, không chèn ép răng lân cận, không bị nướu trùm. Nhưng hình dạng lại bất thường, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn, nguy cơ cao gây ảnh hưởng răng lân cận sau này.
- Nhổ răng khôn còn được chỉ định khi thực hiện chỉnh nha niềng răng, chỉnh hình hàm mặt. Hoặc do bệnh lý khác có liên quan.
Như vậy, nếu bạn đang rơi vào tình huống cần nhổ bỏ răng số 8. Bạn nên làm gì để có kết quả điều trị tốt đẹp.
- Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, chụp phim X-quang. Bạn cần nêu rõ các tình trạng bệnh lý đang có hoặc tiền sử cho bác sĩ biết.
- Trước ngày hẹn nhổ răng nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh dùng chất kích thích…Nếu có vôi răng nhiều cũng cần lấy sạch vôi răng trước khi nhổ răng. Điều này giúp làm sạch môi trường xung quanh hạn chế nhiễm trùng.
- Nên tiến hành nhổ răng vào buổi sáng, hoặc chậm nhất là vào buổi trưa, để buổi chiều hay tối sẽ có thêm thời gian theo dõi. Nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi hoặc trên 60 tuổi, khi nhổ răng cần có người thân đi cùng.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng giúp bạn làm chủ tình hình và luôn thấy thoải mái:
Sau khi nhổ răng, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cần uống thuốc theo toa được kê và tái khám đầy đủ.
Một số biểu hiện thường gặp sau khi nhổ răng:
- Bạn sẽ bị sưng khoảng 2 ngày đầu sau khi nhổ. Hiện tượng này sẽ giảm dần. Có thể chườm lạnh vào má ở vùng răng nhổ trong ngày đầu, và chườm nóng ở ngày kế tiếp. Thời gian thực hiện khoảng 15 phút/ lần
- Bạn cũng sẽ thấy đau sau khi hết thuốc tê. Tuy nhiên, sau 2-3 ngày mức độ đau giảm đi nhiều, kèm giảm sưng.
- Sốt nhẹ trong ngày đầu tiên nhổ răng. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường nhé. Do cơ thể của bạn đang phản ứng với sự thay đổi bất ngờ chứ không phải nhiễm trùng. Nhưng nếu sưng, đau, kèm sốt kéo dài và tăng dần thì cần quay lại ngay phòng khám.
- Một dấu hiệu nữa cũng làm nhiều bạn lo sợ, chính là chảy máu. Trong 2 ngày đầu, máu sẽ có chảy chút chút, lẫn với nước bọt. Nhưng sau đó sẽ hoàn toàn hết.
Lưu ý quan trọng: KHÔNG súc nước muối hay khạc nhổ, hoặc đụng chạm mạnh vào vị trí vừa nhổ răng. Không ăn nhai ở vùng đó, ăn thực phẩm mềm và nguội trong 24 tiếng đầu tiên sau khi nhổ răng.
Như vậy, việc nhổ răng khôn thật ra vô cùng dễ dàng và không khó chịu mấy phải không các bạn. Nếu bạn biết cách chăm sóc vệ sinh răng và tuân thủ lịch thăm khám nha sĩ, thì sẽ không có vấn đề gì có thể làm bạn lo ngại.
Nếu cần thêm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa RHM, vui lòng liên hệ:
NHA KHOA KHÁNH PHÚC QUẬN 7
Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
☎️ Hotline: 0938 67 43 79
Trang thông tin online: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/