Răng mọc ngầm có tác hại hay không?

Răng mọc ngầm có tác hại hay không?

Nếu bạn bị mọc thiếu răng, 1 hay nhiều cái, nguyên nhân có thể do răng mọc ngầm hoặc thiếu mầm răng bẩm sinh. Thông thường để biết chính xác, bác sĩ nha khoa sẽ khảo sát qua phim X-quang. Vậy cần xử lý thế nào nếu bạn rơi vào tình huống răng mọc ngầm?

Nguyên nhân vì sao lại có răng mọc ngầm

Có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do răng mọc trễ, trên cung hàm không còn chổ trống cho răng nhoi lên như bình thường.  Hoặc nhổ răng sữa quá sớm, làm các răng bên cạnh di chuyển về chổ trống lắp kín, khiến răng không thể mọc lên đúng vị trí. Trường hợp răng khôn mọc ngầm chỉ vì xương hàm không còn đủ chổ. Vì vậy, răng mọc sau chỉ còn cách tìm đường khác để chui lên, hoặc chịu đựng phát triển trong xương hàm.

Răng mọc ngầm thường không gây đau đớn gì cho chủ nhân, vì thế bạn không thể nào phát hiện ngay được.

Răng mọc ngầm có tác hại hay không?
Răng mọc ngầm có tác hại hay không?

Nên xử lý răng mọc ngầm ra sao?

Trong nha khoa, thường có 2 dạng, là răng thường mọc ngầm và răng khôn mọc ngầm. Mỗi dạng sẽ có hướng xử lý khác nhau.

@Răng khôn mọc ngầm: Đây là dạng phổ biến hơn cả.

Do sự đặc biệt của chiếc răng mọc cuối cùng này vào ngay thời điểm xương hàm đã cứng. Vì thế khi mọc, dù mọc ngầm thì đa số đều gây đau đớn, và thường kéo theo các “biến chứng” xấu cho sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Chúng có thể húc vào chân răng bên cạnh, gây hư hại răng đó, hoặc mọc ngay dưới chân răng khác. Bởi vậy hầu hết trường hợp răng khôn mọc ngầm đều được nha sỹ khuyên nên nhổ bỏ. Đó là cách tốt nhất để xử lý cho tình huống này.

@ Răng mọc ngầm là răng khác răng khôn: thường chúng không gây đau đớn khi mọc. Vì thế lúc phát hiện, thì các mầm răng đã mọc hoàn chỉnh.

Có thể chúng mọc ngầm trong xương hàm, hay đã lộ ra 1 phần nhưng ở vị trí khác với xương hàm (ví dụ nóc họng…)

Qua soi chụp nếu cho thấy dấu hiệu răng lành tính thì không cần phải tác động gì, răng sẽ nằm im trong xương hàm vĩnh viễn.

Chỉ khi phát hiện thấy nang răng đang tiếp tục phát triển, thì xương hàm tại điểm đó sẽ giảm về thể tích, nếu bị va chạm hoặc tai nạn, vùng xương này sẽ rất dễ gãy.

Ngoài ra, nếu răng mọc ngầm có thể gây cản trở cho việc điều trị chỉnh nha, hay cấy ghép Implant thì cũng cần sớm xử lý loại bỏ. Hoặc kéo về đúng vị trí chuẩn đánh có ngay từ ban đầu.

Cần làm gì để phòng tránh răng mọc ngầm?

Thực tế, biến chứng của răng mọc ngầm, răng lệch gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc khám răng dự phòng cần được thực hiện từ khi còn nhỏ.

Chăm sóc bộ răng sữa cho bé, tránh để răng sữa bị sâu, hay nhổ quá sớm khi chưa đến kỳ thay răng. Cần nhổ răng sữa đúng lúc để có chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên cũng là biện pháp phòng ngừa răng mọc ngầm, mọc lệch.

Khi trẻ đến tuổi thay răng, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ, nhằm phát hiện sớm tình trạng răng sữa không lung lay nhưng đã mọc răng vĩnh viễn phía dưới. Trường hợp này được khuyến cáo nhổ sớm để làm trống chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu không sẽ gây tình trạng răng mọc lộn xộn trên cung răng, gây mất thẩm mỹ, khó vệ sinh răng miệng. Và dễ gây biến chứng viêm răng, viêm nướu về sau.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ ngay:

NHA KHOA KHÁNH PHÚC QUẬN 7

Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
☎️ Hotline: 0938 67 43 79

Trang thông tin online: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.