Bạn có biết mối liên quan mật thiết giữa sức khỏe răng miệng và các bệnh lý khác trong cơ thể chúng ta không? Cùng tham khảo để có hướng kiểm soát tốt nhất nhé.
Vi khuẩn ở khoan miệng có làm ảnh hưởng đến tim mạch của bạn không?
Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh viêm nướu có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn những người có nướu khỏe mạnh. Điều này không có ý nghĩa khẳng định bệnh viêm nướu sẽ gây ra bệnh tim nhé các bạn.
Tuy nhiên, thông tin này sẽ cho chúng ta biết việc chăm sóc răng miệng cực kì quan trọng. Sức khỏe răng miệng tốt sẽ giúp giảm nguy cơ cơ thể mắc các chứng bệnh khác.
Mối liên quan giữa bệnh nướu răng và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể. Khi đường trong máu tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu răng. Ngoài ra, bệnh nướu răng lại gây tác dụng ngược, nó sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Chính vì thế, để bảo vệ nướu răng thì bạn nên giữ mức đường máu ổn định ở ngưỡng bình thường.
- Cần chải răng sau mỗi bữa ăn, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng (nước muối sinh lý, hay nước nước súc miệng chuyên dụng)
- Cần có kế hoạch thăm khám nha sĩ mỗi 6 tháng/ lần. Với vài người có thể là 3 tháng/ lần.
Khô miệng, khô lưỡi làm tăng nguy cơ sâu răng
Khô miệng lưỡi có nhiều nguyên nhân. Dấu hiệu đơn giản nhất là khi nước bọt không được tiết ra đủ lượng thì miệng bạn sẽ khô và vô cùng khó chịu.

Nước bọt có rất nhiều công dụng. Trong đó bao gồm việc bôi trơn, và có một số thành phần giúp bạn bảo vệ răng và nướu. Chúng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Vì thế nếu khô miệng, khô lưỡi thường xuyên thì nguy cơ bạn sẽ gặp các bệnh về nướu và sâu răng nhiều hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc là gây khô miệng
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ gây ra chứng khô miệng lưỡi. Chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm…
Nên trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ về chế độ dùng thuốc có ảnh hưởng ít nhất đến sức khỏe răng miệng của bạn nhé.

Căng thẳng tâm lý và tình trạng nghiến răng
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm, bạn thường có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nhiều hơn bình thường.
Nguyên do, ở những người bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nồng độ hormone cortisol cao. Chất này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nướu răng và cơ thể bạn.
Loãng xương và mất răng
Bệnh loãng xương gây ảnh hưởng đến tất cả vùng nào có xương trong cơ thể bạn, bao gồm cả xương hàm và răng.
Khi bạn bị viêm nha chu, hay bệnh nướu răng nghiêm trọng, vi khuẩn cũng sẽ gây tiêu xương hàm.
ột số thuốc điều trị bệnh loãng xương (bisphosphonates) có thể gây nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương. Chính vì thế nếu bạn cần can thiệp nha khoa như cấy ghép răng, thì nên nói rõ tình trạng bệnh lý cơ thể và các loại thuốc đang sử dụng với nha sĩ.
Nướu nhạt và thiếu máu
Tình trạng thiếu máu có thể làm cho môi miệng nướu của bạn bị tái nhợt, đồng thời lưỡi cũng có thể bị viêm sưng.

Khi cơ thể thiếu máu, các tế bào hồng cầu không đủ, hoặc không đủ lượng huyết sắc tố. Kết quả cơ thể không nhận đủ oxy. Cần khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân đúng và điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu. Khi ấy vùng môi, nướu…của bạn sẽ được cải thiện màu sắc và giảm sưng viêm.
Rối loạn ăn uống gây tổn hại men răng
Nha sĩ có thể là người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu rối loạn ăn uống của bạn. Tình trạng acid dạ dày trào ngược qua những lần nôn lập lại nhiều lần ra có thể làm mòn men răng nghiêm trọng.
Chán ăn, chứng cuồng ăn và các rối loạn ăn uống khác cũng có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.
Bệnh tưa miệng và HIV
Người nhiễm HIV hoặc AIDS có thể bị tưa miệng, mụn nước, lở loét…ở miệng.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu trầm trọng, và không có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng.
Ngoài ra, ở những người này vấn đề khô miệng là chuyện hiển nhiên, từ đó kéo theo nguy cơ sâu răng, mất răng…khiến cho việc ăn nhai khó khăn hơn.
Điều trị bệnh nướu răng có thể giúp điều trị viêm khớp dạng thấp.
Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) có nguy cơ mắc bệnh nướu cáo gấp 8 lần so với người không mắc bệnh RA. Sự viêm nhiễm có thể là mẫu số chung cho cả 2. Điều làm mọi việc tồi tệ hơn chính là những người mắc bệnh RA thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng kỹ càng. Do khớp ngón tay của họ bị biến chứng vì thế rất khó sử dụng bàn chải hay chỉ nha khoa.
Tin tốt lành của y khoa hiện đại, khi điều trị viêm nướu răng thì có thể làm giảm đau khớp.
Mất răng và bệnh thận
Người lớn nếu không có răng sẽ dễ mắc bệnh thận mãn tính hơn những người còn đầy đủ răng. Mối quan hệ giữa bệnh thận và bệnh nha chu vẫn chưa được rõ ràng. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng viêm mãn tính có thể là vấn đề phổ biến. Vì vậy, chăm sóc răng và nướu của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về bệnh thận mãn tính.
Bệnh nướu răng và sinh non
Nếu bạn đang mang thai và có bệnh viêm nướu, bạn sẽ có nguy cơ sinh non và bé nhẹ cân. Mang thai và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ cũng có thể làm bệnh viêm nướu tồi tệ hơn.

Bạn cần trao đổi vấn đề này với nha sĩ hoặc bác sĩ sản khoa để tìm ra cách bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và bé
Dấu hiệu nướu răng khỏe mạnh là như thế nào?
Nướu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng và săn chắc. Để giữ nướu răng luôn chắc khỏe, bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt.
- Nên chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, kết hợp chỉ nha khoa, xúc miệng với dung dịch muối pha loãng hay kháng khuẩn.
- Nên thăm khám nha sĩ tổng quát thường xuyên.
- Tránh hút thuốc lá hay nhai thuốc lá nhé.
Cùng NHA KHOA KHÁNH PHÚC chăm sóc răng miệng thật tốt.
Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
☎️ Hotline: 0938 67 43 79
Trang thông tin online: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/