Tìm hiểu răng cấm là răng số mấy

răng cấm là răng số mấy

Bạn thường nghe nói đến trên cung hàm của mình có chiếc răng được gọi là răng cấm. Vậy bạn đã biết răng cấm là răng số mấy? Có vai trò gì trong bộ máy nhai hay chưa? Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà các bác sĩ tại Phòng Khám Nha khoa khánh Phúc muốn chia sẻ với các bạn về chiếc răng này. 

Chiếc răng cấm là răng số mấy?

Theo dân gian, chiếc răng cấm là chiếc răng số 6, số 7 trên cung răng tình từ ngoài vào trong. Vậy dưới góc nhìn khoa học, chiếc răng cấm là răng số mấy? Trong nha khoa, chúng lần lượt được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai. Người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm. Mỗi hàm 4 răng.

Vai trò của răng cấm chính là đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trên cung hàm. Những chiếc răng cấm đảm nhiệm chức năng xay và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra hiệu quả và dễ dàng hơn. 

răng cấm là răng số mấy

Răng cấm chính là đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trên cung hàm

Tham khảo thêm: Implant cho trường hợp mất 1 răng

Phải làm gì khi chiếc răng cấm bị chấn thương? 

Những chiếc răng cấm nếu bị chấn thương hoặc gặp các bệnh lý nha khoa thì không có khả năng tự phục hồi mà cần đến sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị chuyên khoa.

Trám răng cấm

Trám răng chính là kỹ thuật nha khoa đơn giản. Khi trám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ đi các mô răng bị hỏng, sau đó lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng, thường là Composite, để giúp răng trở về hình dáng ban đầu.

răng cấm là răng số mấy

Trám răng cấm

Phương pháp trám răng cấm sẽ được chỉ định cho các trường hợp:

  • Phòng ngừa tình trạng sâu răng
  • Sâu răng thể nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng
  • Mòn răng quá mức
  • Chấn thương răng, vỡ nhẹ
  • Thay thế miếng trám mới. 

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ thực chất là mài nhỏ các răng cần điều trị, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng chuẩn của răng. Phương pháp này sẽ được các nha sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Răng bị sâu, viêm tủy
  • Răng bị yếu
  • Răng mòn men quá mức
  • Răng bị bể, vỡ, gãy
  • Răng bị chấn thương nặng
  • Làm cầu răng sứ để phục hình răng đã mất

Có nên nhổ răng cấm hay không?

Trên thực tế thì răng cấm chính là chiếc năng có chức năng ăn nhai chính, do đó bạn chỉ nên nhổ chiếc răng này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng cấm khi và chỉ khi không thể phục hồi lại như ban đầu dù bạn đã sử dụng mọi biện pháp:

  • Răng bị sâu, viêm tủy nặng, không thể điều trị được nữa
  • Răng bị chấn thương nặng không thể phục hình
  • Răng bị bệnh nha chu trầm trọng, không thể lưu giữ răng
  • Nhổ răng chính nhả

Để tránh gặp phải những biến chứng của việc mất răng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về phương pháp trồng lại phù hợp.

Tham khảo thêm: Răng khấp khểnh: nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp cho Quý khách hàng biết được răng cấm là răng số mấy và vai trò của chiếc răng này trên cung hàm. Nếu như bạn đang gặp vấn đề với chiếc răng cấm hãy liên hệ với Phòng khám Nha khoa Khánh Phúc để được tư vấn thêm. 

Leave a Reply

Your email address will not be published.