Tụt nướu phải làm sao?.

Tụt nướu và mòn cổ chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu. Nếu biết được nhiều thông tin sẽ giúp bạn đề phòng, cũng như có hướng chữa trị tốt nhất.

Nguyên nhân khiến bạn bị tụt nướu?

  1. Do viêm nhiễm:

Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị, nếu để lâu ngày sẽ gây tụt nướu. Mà nguyên nhân chính gây ra viêm lợi chính là vôi răng.

Bệnh nhân bị tụt nướu do viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu, sưng nướu. Và có thể bị tụt ở toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.

  1. Tụt nướu do cấu trúc răng:

Khi lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị tổn thương do sang chấn.

Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt nướu.

Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tình trạng này ngay răng bên dưới.

Ngoài ra, tụt nướu còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị chỉnh nha niềng răng không tuân thủ đúng kỹ thuật.

  1. Do tác động cơ học:

Một nguyên nhân phổ biến gây tụt nướu và mòn cổ chân răng mà các bạn hay gặp phải, chính là chải răng sai cách. Nhất là bạn dùng bằng bàn chải với lông quá cứng, chảy răng theo chiều ngang và thói quen sỉa răng sau khi ăn.

Tình trạng bệnh lý trên chỉ liên quan đến một răng hoặc một vài răng. Và thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.

Hậu quả của tụt nướu gây ra như thế nào?

Đầu tiên bạn sẽ thấy lộ ngà răng, làm tăng sự nhạy cảm ở răng. Có thể gây hở kẽ răng, dễ giắt thức ăn.

Một vấn đề rõ rệt mà nhiều bệnh nhân thường phàn nàn là vấn đề giảm thẩm mỹ. Khi bị tụt nướu, thân răng bị dài ra, xuất hiện hở kẽ răng, đặc biệt ở vùng răng cửa.

Tình trạng mất men ở cổ chân răng làm lộ ngà có thể xảy ra đột ngột ngay sau khi tụt nướu. Điều này gây ê buốt khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh.

Đặc biệt ở những răng có phần nướu mỏng, nếu bị tụt nướu sẽ không còn che phủ cổ răng nữa. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng. Gây ra bệnh lý mòn cổ chân răng.

Hậu quả mòn cổ chân răng
Hậu quả mòn cổ chân răng

Tuy nhiên, tụt nướu không bao giờ làm mất răng nếu không kèm theo quá trình viêm quanh răng.

Chữa trị tụt nướu ra sao?

  1. Tụt nướu tình trạng nhẹ

Đối với những trường hợp mới bị tụt nướu và nhẹ, không gây ê buốt răng; Người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng cách và sử dụng bàn chải lông mềm. Nên đi cạo vôi răng khi thấy răng xuất hiện mảng bám.

Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên, thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem có chất chống ê buốt.

Các cổ răng bị mòn có thể được trám thẩm mỹ che lại.

  1. Tụt nướu tình trạng nặng

Khi gặp tình trạng tụt nướu nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ; Có thể ê buốt răng hoặc không, khi ấy biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng này là phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích nhằm phục hồi lại phần nướu che phủ chân răng.

Các phương pháp ghép mô thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: Ghép nướu tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật, hoặc lấy mô từ người khác ghép.

Ghép nướu răng cho vùng bị tụt nướu
Ghép nướu răng thẩm mỹ

Thời gian lành thương sau phẫu thuật là 6 tuần, và khoảng 1 năm để mô nướu tái cấu trúc giống như ban đầu.

Việc lựa chọn phương pháp ghép nướu tùy vào:

  • Mức độ tụt nướu (nặng hay nhẹ).
  • Phụ thuộc số răng bị tụt nướu (một răng hay nhiều răng liên tiếp);
  • Vùng răng: răng cửa hay răng hàm tính chất cũng khác nhau.
  • Hoặc cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng).

Phẫu thuật che phủ chân răng nên được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Lưu ý: Kết quả và thời gian điều trị lành thương tùy vào cơ địa của mỗi người.

Phòng ngừa tụt nướu như thế nào?

  • Nên dùng bàn chải có lông mềm và phải chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn).
  • Có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.
  • Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm nướu, viêm quanh răng.

Đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ tụt nướu như cấu trúc mỏng, răng mọc lệch lạc…nên được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phòng ngừa.

NHA KHOA KHÁNH PHÚC QUẬN 7

Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM

(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).

☎️ Hotline: 0938 67 43 79

⏰ Giờ làm việc: 8h -19h các ngày từ thứ 2-thứ 7

Trang thông tin trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/

One thought on “Tụt nướu phải làm sao?.

  1. Nguyễn xuân lạc says:

    em bị tut nướu nặng 5rang cửa hàm dưới ghép mô hết bao nhiêu tiền vậy bác sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published.