Viêm nướu răng nhận biết như thế nào?

Viêm nướu răng nhận biết như thế nào?

Vấn đề răng miệng bạn hay gặp nhất trong cuộc đời chính là viêm nướu răng. Viêm nướu thường gây sưng đau và khó chịu; Có khi chúng còn làm bạn không thể ăn ngon miệng, và nếu để như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu răng như thế nào? Và có thể phòng ngừa không?

Nướu là phần mô mềm bao bọc quanh răng và phủ ngoài 1 phần xương hàm. Khi viêm nướu răng, các mô mềm này sẽ bị sưng đỏ, và gây ra cảm giác đau đớn. Nếu không có cách xử lý, bệnh sẽ tiến triển và biến chứng sang các bệnh lý nặng hơn như viêm nha chu, áp xe răng…

Viêm nướu răng nhận biết như thế nào?
Viêm nướu răng nhận biết như thế nào?

Những dấu hiệu nhận viết viêm nướu răng

Tình trạng viêm nướu răng rất dễ nhận diện, chẳng hạn như:

  • Khi ăn thấy đau phần nướu, có thể kèm sốt nhẹ
  • Nướu sưng to, ửng đỏ, gây đau nhức tại chổ.
  • Có máu chảy ra từ nơi sưng viêm khi bạn vệ sinh răng miệng, hay vừa ăn nhai một số thực phẩm cứng.
  • Miệng có mùi hôi khác lạ (không phải mùi thực phẩm đọng lại). Đây chính là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đang phát triển ồ ạt và thải ra các khí có mùi hôi thối. Đặc biệt khi bạn thấy cao răng đóng bám nhiều trên răng.
  • Bỗng nhiên thấy răng có vẻ dài hơn bình thường, khe hở giữa các răng ngày càng rõ hơn. Có thể đây là dấu hiệu của chuyện viêm nướu lâu ngày làm tụt nướu, và làm lộ các khe răng.
  • Chưa kể đến việc tiêu xương hàm, và khiến cho các răng không còn bám chắc. Răng lung lay hơn, và nguy cơ mất răng.

Vậy tại sao chúng ta lại bị viêm nướu răng?

Thường gặp một số nguyên nhân sau:

  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng không kỹ. Có thể bạn không chải răng đúng cách, hay số lần vệ sinh răng quá ít. Các mảng bám không được làm sạch triệt để, chúng tích tụ và trở thành cao răng. Trong cao răng, vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra viêm nướu răng, sâu răng
  • Người có thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
  • Ở những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy giảm hệ thống miễn dịch HIV…cũng gặp tình trạng viêm nướu răng nghiêm trọng.
  • Phụ nữ đang mang thai hay các cô gái khi bước vào chu kì kinh nguyệt, hocmon trong cơ thể thay đổi cũng làm cho sức đề kháng yếu đi. Nhân tình hình đó vi khuẩn sẽ tấn công ồ ạt hơn.
  • Ở một số người, lượng nước bọt suy giảm do tuổi tác hay tác dụng phụ của thuốc. Khô miệng cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu răng.
  • Ở các bạn (trẻ nhỏ hay thanh niên) khi còn mọc răng là vẫn còn tình trạng viêm nướu nhẹ do răng tách nướu trồi lên khỏi xương hàm nhé.

Nên làm gì để xử lý nếu như bạn đang viêm nướu răng?

Rất đơn giản, chỉ cần bạn đến các nha khoa có nha sĩ lành nghề. Mọi rắc rối sẽ được gỡ bỏ.

Nếu như viêm nướu nhẹ, nha sĩ chỉ cần lấy sạch vôi răng. Khi làm sạch vùng viêm nhiễm sẽ hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công.

Nếu như viêm nướu đã sưng to, bưng mủ. Ngoài việc cạo sạch vôi răng, làm sạch túi mủ, nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn toa thuốc kháng sinh, kháng viêm. Điều trị tại chổ và kết hợp thuốc sẽ giúp bạn mau chóng lành thương.

Nếu như viêm nướu ở tình trạng nặng, gây viêm nha chu, làm lung lay răng. Bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị nha chu bằng nhiều bước. Với mục đích sau cùng là giúp bảo tồn chiếc răng thật.

Và lưu ý, nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Viêm nướu răng có thể phòng ngừa được không?

Căn bệnh nào cũng có thể phòng ngừa nếu như bạn thực hiện đúng cách. Và viêm nướu răng cũng vậy. Bạn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:

  • Siêng năng chăm sóc răng miệng. Nhớ chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Và mỗi lần chải răng nên từ 2-3 phút nhé.
  • Nên dùng bàn chải lông mềm vừa phải, vừa giúp làm sạch răng vừa không làm tổn thương nướu.
  • Nên dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm nhọn như ngày xưa. Tuy nhiên cũng cần lưu ý cách sử dụng chỉ nha khoa nữa nhé, nhằm tránh làm chảy máu chân răng. Bạn cũng có thể dùng máy tăm nước.
  • Trong ngày, tối thiểu 1 lần sử dụng nước muối pha loãng để súc họng. Bạn cũng có thể sử dụng nước trà xanh để giúp kháng viêm.
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để miệng không bị khô. Từ đó hạn chế vi khuẩn sinh sôi nhé.
  • Và nên đến nha khoa thăm khám định kì 6 tháng/ lần. Lấy sạch vôi răng đề phòng các bệnh lý răng miệng.

Hãy cùng NHA KHOA KHÁNH PHÚC chăm sóc răng miệng thật tốt.

Số 1, Đường số 2, P. Phú Mỹ, Quận 7, Tp. HCM
(Từ 246 Phạm Hữu Lầu ,Q7 quẹo phải vô đường số 2 khoảng 10m).
☎️ Hotline: 0938 67 43 79

Trang thông tin online: https://www.facebook.com/nhakhoakhanhphuc/

Leave a Reply

Your email address will not be published.